365 đánh giá Esport nền tảng

Ngân hàng đề thi CĐVP sau 5 năm thực hiện.

Bắt đầu từ năm học 2010 – 2011, Trường Cao đẳng Vĩnh phúc thực hiện các kế hoạch xây dựng Ngân hàng đề (NHĐ).
Sau 5 năm, NHĐ đem lại nhiều kết quả tốt, nhưng cũng còn không ít băn khoăn, những ý kiến nhiều chiều. Để ngân hàng đề ngày càng hoàn thiện, phát huy  được các điểm tốt, thế mạnh trong năm học 2015 - 2016, từ những căn cứ và số liệu khách quan, tôi muốn trao đổi đôi điều về vấn đề này.
1. Mục đích xây dựng ngân hàng đề: Đánh giá kết quả học tập của sinh viên chính xác, khách quan, công bằng, giảm thiểu sai sót trong quá trình làm đề; Nâng cao năng lực đào tạo của cán bộ giảng viên và chất lượng đào tạo của Nhà trường; Góp phần thực hiện cuộc vận động: "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
2. Quy định chung
-  Phương thức thực hiện: Xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi hoặc bài tập chính và đáp án.
- Ngân hàng đề thi được xây dựng cho tất cả các hình thức thi: Viết, vấn đáp, thực hành.
- Hình thức đề thi: Tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan; mỗi đề thi chỉ sử dụng một trong hai hình thức này; nếu học phần nào nhất thiết phải kết hợp cả hai hình thức tự luận và trắc nghiệm thì phải báo cáo bằng văn bản để có hướng dẫn riêng phù hợp.
- Hình thức thi do giảng viên trực tiếp dạy, tổ chuyên môn đề xuất cho phù hợp với kế hoạch đào tạo và phải thể hiện trong chương trình chi tiết đã được phê duyệt.
- Câu hỏi, bài tập trong ngân hàng đề phải:
            + Đánh giá được các kiến thức, kĩ năng cơ bản của học phần;
            + Đánh giá được các mức độ nhận thức từ dễ (quy ước là các câu hỏi ở mức yêu cầu tái hiện kiến thức) đến khó (quy ước là các câu hỏi ở mức yêu cầu so sánh, phân tích, vận dụng sáng tạo). Số lượng câu hỏi yêu cầu tái hiện kiến thức không vượt quá 50% tổng số câu hỏi của mỗi học phần.
            + Được sắp xếp theo từng nhóm câu hỏi theo trọng số điểm (nhóm câu 2 điểm, nhóm câu 3 điểm, nhóm câu 5 điểm,…); trong mỗi nhóm trên lại phân thành “Câu hỏi dễ”, “Câu hỏi khó” để thuận tiện trong việc ra đề theo quy định;
            + Phủ kín được các nội dung cơ bản của học phần.
            + Số lượng câu hỏi có cùng số điểm bằng nhau hoặc là bội số của nhau để có thể tổ hợp thành đề 10 điểm; không có câu hỏi (tự luận) có trọng số điểm lớn hơn 5 điểm/tổng số 10 điểm của mỗi đề thi   
            + Dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi, bài tập phù hợp với số điểm và thời gian làm bài tương ứng.
- Quy trình xây dựng và nghiệm thu:
+ Xây dựng câu hỏi, đáp án: Giảng viên - theo đề xuất của khoa, tổ và Quyết định của Nhà trường;
+ Phản biện: Mỗi bộ ngân hàng đề thi có 2 phản biện, trong đó 1 phản biện là Tổ trưởng (nhóm trưởng) chuyên môn và 01 giảng viên có chuyên môn vững vàng trong khoa, tổ, trong trường (những năm trước quy định là 1 phản biện và biên bản họp thảo luận nhóm chuyên môn 2 buổi).
+ Tác giả và phản biện chịu trách nhiệm trước nhà trường về tính khoa học, chính xác của đề thi.
+ Lãnh đạo các đơn vị thu đầy đủ ngân hàng đề và các hồ sơ liên quan nộp về Phòng Khảo thí & ĐBCL đúng hạn.
- Đề và đáp án đánh máy, thống nhất phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13; định dạng và căn chỉnh theo quy định của thể thức văn bản.
- Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện các sai sót về mặt chuyên môn, tác giả và các phản biện phải kịp thời chỉnh sửa cả bản in và bản điện tử nộp về Phòng Khảo thí & ĐBCL
(Nguồn: Kế hoạch xây dựng NHĐ năm học 2013- 2014, số 487/CĐVP-KT, ngày 26/9/2013)
 
3. Một số kết quả
 
Bảng 1: THỐNG KÊ NGÂN HÀNG ĐỀ ĐÃ XÂY DỰNG THEO NĂM HỌC
 
Năm học 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 Tổng số
Số NHĐ đã nghiệm thu 22 56 29 5 112
 
 
Tổng số 112 ngân hàng đề của 112 môn học là không nhiều so với khoảng 570 học phần của tổng cộng số học phần của 13 ngành đào tạo (năm học 2013- 2014). Song với đặc thù của một trường cao đẳng mà các ngành đào tạo thường xuyên thay đổi như trường ta thì số lượng này cũng là cố gắng rất đáng ghi nhận.
Tổ TL- GD là đơn vị làm được nhiều ngân hàng đề với quy trình chặt chẽ và cẩn thận nhất (18 NHĐ/21 học phần).
Những ngành học đạt tỉ lệ ngân hàng đề cao là: Tiếng Anh, Mầm non, Tiểu học.

Bảng 2:THỐNG KÊ NGÂN HÀNG ĐỀ ĐÃ XÂY DỰNG (THEO NGÀNH ĐÀO TẠO)
 
TT Ngành Kỳ 1 Kỳ 2 Kỳ 3 Kỳ 4 Kỳ 5 Kỳ 6 Tổng Số NHĐ/số hp
1 SP Tiếng anh 4+3/7 4+4/7 4+5/10 5+2/8 1+4/7 4+0/6 22+16/45 84%
2 SP Sử-GDCD 1+5/10 0+5/9 0+7/10 5+2/9 0+2/8 0+2/6 6+23/46 63%
3 Công tác XH 0+6/8 0+5/8 0+4/9 0+1/9 0/6 0/3 0+16/43 37%
4 Việt Nam học 0+5/9 0+3/8 0+5/9 0+1/10 0+1/6 0/5 0+15/47 32%
5 SP Mỹ thuật 0+4/8 1+3/5 0+6/10 0+5/9 2+1/9 0+2/3 3+21/44 55%
6 SP Âm nhạc 1+3/6 2+4/7 0/10 2+2/7 0+3/10 2+1/5 7+13/45 44%
7 SP Sinh- Kỹ 0+3/7 0+4/7 0+4/12 0+2/8 0/8 0+1/3 0+14/45 31%
8 SP Hóa sinh 0+3/7 0+5/7 0+6/10 0+2/7 0/7 0+1/3 0+17/41 41%
9 GD Thể chất 0+4/9 1+3/11 0+5/5 0+2/7 2+0/10 0+2/5 3+16/47 40%
10 Kế toán 0+2/6 1+3/7 1+1/10 1+1/10 1+1/8 0/3 4+8/44 27%
11 SP Vật lý 0+3/8 0+4/8 0+6/10 0+2/8 0/6 0+1/5 0+16/45 36%
12 Tin học UD 0+3/7 0+2/6 0+4/9 3+1/5 0/5 0/2 3+10/34 38%
13 SP Toán lý 1+5/8 1+3/6 0+4/9 0+2/7 0/7 0+1/6 2+15/43 40%
14 SP Tin học 0+5/8 0+3/8 1+4/10 0+1/9 0+1/8 0+1/4 1+15/47 34%
  15 GD Tiểu học 2+4/8 3+4/9 4+5/11 3+2/6 3+1/8 0+2/4 15+18/45 73%
  16 GD Mầm non 2+4/8 3+5/8 4+5/10 5+1/8 2+1/8 1+2/4 17+18/46 76%
 

Ghi chú: Các số liệu trong cột được hiểu như sau:  Số thứ nhất là NHĐ môn chuyên ngành ; số thứ hai là NHĐ môn chung; số thứ ba là tổng số học phần từng kỳ hoặc toàn khóa
           
T 
 
 
 

KẾT QUẢ THI HỌC PHẦN KÌ IV NĂM HỌC 2014 – 2015 CỦA SINH VIÊN
 
Ngành
 
Đề thi Học phần Kết quả ≥ 5
    Số lượng %
 
 
 
Toán
(81 SV)
 
 
 
NHĐ HĐGD ở trường THCS 58 71.6
Đường lối CMVN 39 48.2
 
GV ra đề
 
Cơ sở số học 49 60.5
Nhiệt học và vật lý phân tử 73 90.2
Điện học 1 64 79
Lý thuyết số 53 65.4
PPDH đại cương môn Toán 40 49.3
 
 
 
 
Vật lý
(26 SV)
 
 
 
 
NHĐ HĐGD ở trường THCS 24 92.3
Đường lối CMVN 23 88.4
 
GV ra đề
 
Nhiệt học và vật lý phân tử 18 69.3
LLDH Vật lý 1 25 96.2
Quang học 2 26 100
Lịch sử triết học 14 53.8
Cơ kĩ thuật 2 22 84.6
Cơ kĩ thuật 1 19 73.1
Điện học 2 21 80.8
Tiểu học (195 SV) NHĐ PP dạy toán tiểu học 172 88.2
Giáo dục hòa nhập 194 99.4
Thể dục nhẩy dây 161 82.6
Nhạc cụ 193 99
Đường lối CM của Đảng CSVN 174 89.2
GV ra đề PP dạy học tự nhiên – xã hội 181 92.8
Mầm non
(215 SV)
NHĐ Sức khỏe sinh sản 133 61.9
Đường lối CM của ĐCSVN 158 73.5
Tổ chức hoạt động âm nhạc 212 98.6
Lịch sử GDH MN 161 74.9
Giáo dục dinh dưỡng 128 59.5
GV ra đề Tiếp cận trọn vẹn trong PTNN 212 98.6
PP làm quen văn học 187 87
Giáo dục gia đình 209 97.2
UDCNTT trong DH MN 187 87
SP Anh
(64 SV)
NHĐ Đường lối CM của ĐCSVN 41 64.1
Diễn đạt viết 4 42 65.7
Nghe hiểu 4 63 98.5
HĐGD ở trường THCS 48 75
Đọc hiểu 4 64 100
GV ra đề Từ vựng học 46 71.9
Kỹ thuật giảng dạy tiếng Anh 1 60 93.8
Speaking 4 59 92.2
 
 
 
Lịch sử
K16
(44 SV)
 NHĐ
 
Lich sử VN 1858-1945 44 100
Đường lối CM của Đảng CS VN 42 95
Hoạt động GD ở trường THCS 43 97.3
Dân số-môi trường-AIDS-ma túy 44 100
 
 GV ra đề
 
 
 
Nhập môn logic 30 67.2
Nhập môn HCNN 44 100
Các nước TB sau CTTG I 41 93.2
Mỹ học và GDTM 43 97.8
Những vấn đề của thời dại 44 100
 
4. Ngân hàng đề tốt hay không tốt?
a. Những điểm tốt
Những môn học đã xây dựng ngân hàng đề:
- Đối với GV:
+ Đề thi, đáp án được soạn thảo tập trung nên cơ bản phủ kín chương trình lại có sự phản biện, góp ý của đồng nghiệp nên giảm thiểu được sai sót cả về nội dung, hình thức, và diễn đạt.
+ Cuối mỗi kì không phải ra đề thi, tập trung vào việc dạy để  hoàn thành chương trình, chấm bài, nộp sổ điểm đúng thời gian quy định
- Đối với SV:
+ Chủ động học và làm đề cương ngay từ những buổi học đầu tiên của mỗi học phần;
+ Đảm bảo công khai, công bằng giữa các sinh viên;
            + Không “học tủ”, học lệch; không phải “xin giới hạn ôn tập, đề cương” dễ nảy sinh tiêu cực.
- Đối với ban  đề:
+ Chủ động trong kế hoạch làm đề, không bị động chờ đề GV nộp; giảm bớt áp lực trong thời gian làm thi cao điểm  làm thi học phần;
+ Kiểm soát đề thi tốt hơn, giảm việc trùng lặp giữa các đề thi như khi cá nhân tự  ra đề.
+ Giảm thiểu được sơ suất trong quá trình kiểm soát đề.
- Xét về kết quả thi: Số SV đạt yêu cầu các môn thi ngân hàng đề và môn thi đề không phải là ngân hàng đề không chênh lệch nhiều (thậm chí thi NHĐ kết quả ổn định hơn) ; nhìn chung tỉ lệ đạt yêu cầu là trên 70 %., nhiều môn đạt trên 90 %, có môn đạt 100%.
Như vậy, các mục đích đặt ra khi làm ngân hàng đề cơ bản đều đạt được.
b. Những băn khoăn
            - Có ý kiến của nhiều cán bộ, GV, SV:
+ NHĐ quá nặng, SV không học nổi;
+ Nên giảm số lượng câu hỏi cho các học phần;
- Có một vài NHĐ đáp án, thang điểm chưa thật chính xác; lỗi phông chữ, định dạng theo quy định của phần mềm quản lí NHĐ;
- Một số học phần thi theo NHĐ đạt kết quả chưa cao trong một số kì thi: Sinh lí lứa tuổi Tiểu học, Vệ sinh - Dinh dưỡng, Những NLCB của CN Mác (phần 2,3). Đây chỉ là số liệu thống kê khách quan, không đồng nghĩa với việc đánh giá NHĐ dễ hay khó, GV dạy tốt hay không tốt…vì có nhiều yếu tố tác động đến kết quả thi. Mặt khác, nhiều học phần không thi theo NHĐ tỉ lệ trượt cũng rất cao – xem bảng điểm trên web site nhà trường.
            Chúng tôi cho rằng: NHĐ chưa hoàn hảo nhưng tốt trên nhiều phương diện!
 
5. Ngân hàng đề “nặng” hay “không nặng”?
            Đây là vấn đề nhận được khá nhiều ý kiến của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường. Phòng Khảo thí xin có một vài trao đổi về vấn đề này:
Thứ nhất: Nặng hay nhẹ về kiến thức trong đề thi cơ bản không phụ thuộc vào số lượng câu hỏi của bộ đề, mà phụ thuộc dung lượng kiến thức yêu cầu của mỗi câu hỏi. Nếu giảm số câu hỏi liệu có dễ dẫn đến cắt xén chương trình trong dạy và học?
            Thứ hai: Nhà trường quy định số lượng câu hỏi, nhưng cũng yêu cầu Dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi, bài tập phù hợp với số điểm và thời gian làm bài tương ứng”
            Thứ ba: Việc đề xuất, nghiệm thu câu hỏi, đáp án hoàn toàn do GV giảng dạy, phản biện và tổ nhóm chuyên môn đảm nhiệm – Phòng Khảo thí chỉ tập hợp, báo cáo Nhà trường ra quyết định nghiệm thu..
            Thứ tư: Hàng năm nhà trường đều khuyến khích các cá nhân, đơn vị kiểm tra, chỉnh sửa các NHĐ đã nghiệm thu nếu có vấn đề về chuyên môn hay độ khó nhưng mới chỉ có 3 học phần QLHCNN & QLNGD; ĐĐ và PPDH Đạo đức, Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở trường Tiểu học GV điều chỉnh do có sự thay đổi về chương trình chi tiết.
            Thứ năm: Kết quả thi các học phần NHĐ đại đa số không có tỉ lệ trượt cao bất thường so với các học phần GV ra đề.
Vậy kết luận ngân hàng đề “nặng” hay “không nặng” xin để các thầy cô cùng đánh giá.
6. Một số kết luận và đề nghị
            . Xây dựng ngân hàng đề là chủ trương đúng đắn của Lãnh đạo nhà trường; được thực hiện bởi sự nỗ lực của nhiều CBGV, sự phối hợp đồng bộ, có kết quả của các đơn vị chức năng trong toàn trường.
. Ngân hàng đề là sản phẩm có được từ chủ trương và sự chỉ đạo của nhà trường, song mức độ “nặng” hay “nhẹ” của từng NHĐ lại do các thầy cô chuyên môn làm ra. Các thầy cô cũng là người đánh giá chính xác nhất, đồng thời có quyền và có trách nhiệm điều chỉnh để vừa đạt được mục tiêu của học phần, chuẩn đầu ra, vừa phù hợp đối tượng người học và yêu cầu có SV vì sự tồn tại của nhà trường nhưng vẫn không làm giảm chất lượng, thương hiệu của nhà trường.
. Là đơn vị được nhà trường giao trách nhiệm quản lí NHĐ, Phòng Khảo thí đề nghị các khoa, tổ chuyên môn tiếp tục rà soát tất cả các NHĐ đã có, điều chỉnh nếu thầy cần thiết, gửi biên bản và các bản câu hỏi, đáp án sau chỉnh sửa để Phòng Khảo thí báo cáo với nhà trường thực hiện ngay trong năm học này. Khi điều chỉnh các thầy cô lưu ý tới những đổi mới đề cương chi tiết theo tinh thần đổi mới giáo dục của nhà trường và ngành giáo dục để NHĐ có thể sử dụng được lâu dài hơn.
Đặc biệt đối với ngành Tiếng Anh, từ khóa 18 đã thực hiện chương trình đào tạo mới, trong khi ngành Sư phạm Anh xây dựng cơ bản đã xong NHĐ cho khóa 17 trở về trước, đề nghị tổ Tiếng Anh xem xét những NHĐ có thể điều chỉnh dùng tiếp cho các khóa mới để tránh lãng phí.
. Nếu là điều chỉnh theo yêu cầu khách quan, tùy theo mức độ điều chỉnh NHĐ, đề nghị nhà trường có hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cán bộ, giảng viên thực hiện.
. Phòng Khảo thí sẽ xin ý kiến nhà trường về việc có hoặc không tiếp tục làm NHĐ trong năm học này và các năm tiếp theo với các ngành, các học phần có điều kiện phù hợp.
Xin trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp của các thầy cô và các em sinh viên để Ngân hàng đề thi ngày càng phục vụ tốt hơn việc duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường!
Lương Thị Linh – Trưởng phòng Khảo thí & ĐBCL