Chiêu dạy con của bà mẹ thành đạt
- Thứ ba - 30/12/2014 21:28
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
"Tôi luôn dạy con giá trị quan trọng nhất là tính độc lập. Con dám theo đuổi ước mơ của mình, kể cả những ước mơ hơi ngược theo quan điểm xã hội ở VN" - CEO Đàm Bích Thủy chia sẻ.
VietNamNet trân trọng giới thiệu phần cuối bàn tròn về nữ quyền thời hiện đại với chị Đàm Bích Thủy – Trưởng đại diện ngân hàng Quốc gia Australia, nhà văn Trang Hạ và Thảo Griffiths – Trưởng đại diện của Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại VN (VVAF).
Không áp đặt công thức dạy con
Việt Lâm: Các chị đã chia sẻ bí kíp huấn luyện chồng là dẫn dắt bằng yêu thương. Vậy đối với việc nuôi dạy con thì sao? Tôi được biết chị Thuỷ có con gái giành được học bổng toàn phần ở trường Yale, một trong những đại học hàng đầu Hoa Kỳ. Chị có thể chia sẻ một chút với độc giả không?
Đàm Bích Thủy: Tôi thấy trong xã hội hiện nay nhiều ông bố bà mẹ đang áp dụng một công thức rất áp đặt – nói theo thuật ngữ tài chính ngân hàng là wholesale. Nghĩa là anh cứ bê nguyên si một công thức mà không hề có một điều chỉnh nào cho những đứa con của mình. Trong khi đó, mỗi đứa trẻ là những cá thể khác biệt, với sự phát triển tâm sinh lý khác nhau, những tò mò, quan tâm trong cuộc sống cũng rất khác nhau. Bởi vậy, chưa chắc công thức thành công của bà mẹ này thì sẽ đúng với các bà mẹ khác.
Ở đây tôi muốn chia sẻ câu chuyện của gia đình mình như thế này. Lúc tôi làm việc bên Singapore thì con gái vẫn ở VN để đi học chỉ vì một lý do là gia đình mong muốn cháu được học trường VN và thông thạo tiếng Việt. Khi tôi quay về VN thì con gái tôi đang học lớp 6. Theo chính sách của tập đoàn, nếu muốn thì tôi có thể cho con vào học trường quốc tế hoặc đi học ở đâu đó theo nguyện vọng của gia đình. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định cho cháu học ở một trường chuyên của VN. Nhiều người quen biết tỏ ra không thể hiểu được quyết định này, bởi vì nhiều bà mẹ chỉ muốn cho con vào trường quốc tế. Thậm chí có người còn tỏ ý chê cười là tại sao có mỗi một đứa con mà lại đầy đoạ nó như thế, bắt cháu học trường VN trong khi cháu đã học bao nhiêu năm ở VN rồi.
Thế nhưng tôi chỉ nghĩ một cách đơn giản, và đấy có lẽ là quan điểm giáo dục của cá nhân tôi: Trước khi anh trở thành một học sinh nói tiếng Anh rất tốt và am hiểu văn hoá phương Tây, anh phải giỏi tiếng Việt và hiểu sâu văn hoá Việt trước đã, bởi vì anh là người VN. Như tôi đã nói trước đây về sự thay đổi nhận thức của tôi khi ra nước ngoài, rằng mình thành công chính nhờ mình là người VN, nên tôi cũng nhấn mạnh điều này với con gái: Nếu con muốn thành công sau này ở nước ngoài thì có lẽ điều mà con cần giữ là một số nét rất đặc trưng của người VN mà mẹ không muốn con quên. Đấy sẽ là cái mà người ta gọi là điểm cạnh tranh mạnh nhất mà con có thể có khi con ra nước ngoài.
Hiện tại cháu đang theo học chuyên ngành lịch sử ở trường Yale. Ngoài chuyên ngành về lịch sử Mỹ, lịch sử châu Âu thì cháu cũng có thể nói với bạn bè về lịch sử của VN rất thành thạo.Trong khi không phải nhiều bạn bè hay giáo sư bên Mỹ có thể biết được lịch sử của VN như là mình có thể chia sẻ. Cho đến bây giờ, tôi nghĩ đó là một quyết định được coi là hài lòng nhất trong quá trình nuôi dạy con.
Còn việc thành công đến đâu thì rất khó nói. Ở VN mình, khi nói về thành công của một đứa trẻ, chúng ta hay dùng mốc cháu đỗ đại học vào được trường top. Riêng tôi rất chia sẻ quan niệm của một anh bạn rằng: cuộc đời này là một cuộc chạy marathon. Cho nên khi chúng ta mới qua các mốc 10km, 15km, 17km thì cũng không nên nói rằng mình đã thành công. Hãy chờ đến khi cuộc marathon đó đến được cái đích độ khoảng 37, 38km khi đó chúng ta nhìn lại mới có thể phán định nó đúng hay không đúng, thành công hay thất bại.
Dạy con dám theo đuổi ước mơ dù ngược dòng
Việt Lâm:Quan niệm của chị Thuỷ rất độc đáo và sâu sắc nhưng tâm lý xã hội vẫn hay đặt ra cái mốc để đo lường thành công theo kiểu như vậy. Không chỉ ở VN đâu mà ngay ở các nước khác, cách đây mấy năm chắc mọi người còn nhớ cuốn sách gây sốt ở Mỹ của một bà mẹ gốc Hoa nói về chuyện dạy con ra sao để vào được các trường Ivy League. Nói tiếp về chuyện dạy con, các chị đều có con gái. Thế thì các chị dạy con mình về nữ quyền như thế nào?
Thảo Griffiths: Thảo là người ủng hộ rất mạnh mẽ cho nữ quyền và tự hào về điều đó. Thế nhưng trong quá trình dạy con, mình nhận ra trong tiềm thức mình vẫn chứa đầy định kiến. Ví dụ khi con trai mình khóc chạy đến hỏi mẹ thì mẹ lại nói rằng: Con à, con trai không khóc đâu. Lúc nói ra câu ấy thì không ý thức, nhưng rồi mới nhận ra rằng: ừ, tại sao lại có định kiến là con trai không nên khóc? Hay là có một lần mình định đi xe máy từ Hà Nội lên Thái Nguyên vào cuối tuần. Mình chỉ hỏi cậu con trai có thích đi với mẹ không mà không hỏi con gái. Đến trước khi đi, con trai lại sợ không đi nữa. Lúc đó, con gái mới bảo: mẹ ơi, hay là cho con đi với. Lúc này, mình mới nhận ra định kiến bên trong mình rằng chỉ có con trai mới được đi xe máy chơi xa. Rõ ràng mình không áp dụng điều đó với bản thân, nhưng lại áp đặt lên con gái. Bởi vậy, việc nuôi dạy con là một quá trình mà chính bố mẹ đều phải thay đổi nhận thức.
Việt Lâm: Chị Thuỷ luôn muốn nữ quyền đi cùng nữ tính thì chị dạy con gái như thế nào?
Đàm Bích Thủy: Tôi luôn dạy con giá trị quan trọng nhất là tính độc lập. Con dám theo đuổi ước mơ của mình, kể cả những ước mơ hơi ngược theo quan điểm xã hội ở VN.
Đơn cử một ví dụ, tất cả mọi người quen mình, câu đầu tiên hỏi về con mình không phải là cháu đang học ngành gì, làm ở đâu mà thường là:
- Chắc là cháu chị học ngân hàng tài chính?
Không ạ, cháu không học ngân hàng tài chính.
- Chắc là mùa hè này khi cháu đi thực tập, chị sẽ xin cho cháu thực tập ở một ngân hàng nào đấy của chị?
Không, mình không bao giờ xin cho con đi thực tâp ngân hàng của mình cả.
- Hồi cháu thực tập ở Bắc Kinh thì chắc chị lại xin cho cháu vào mấy tập đoàn đa quốc gia ở đấy, đúng không? Vì chị có nhiều khách hàng mà?
Không ạ.
-Thế cuối cùng cháu đi làm ở đâu?
Cháu nó tự tìm, tự nộp hồ sơ và đi làm cho một DN nhà nước của Trung Quốc.
-Chết, tại sao chị làm thế? Sao không xin cho cháu đi làm ngân hàng, tài chính?
Thực ra bố mẹ nào mà chẳng muốn tạo mọi thuận lợi cho con. Để duy trì quan điểm giáo dục con độc lập, thú thực tôi cũng phải tự kìm hãm rất nhiều. Nhưng tôi biết rằng mình phải để cho con gái theo đuổi ước mơ và khám phá giá trị riêng của cháu. Tôi có đọc được đâu đó trên facebook rằng mọi đứa trẻ chỉ có khoảng 5-7 năm để có quyền làm những thứ mà Steve Jobs từng nói “Stay hungry; stay foolish”, tức là quyền được khát vọng và dại khờ.
Vậy thì trong giai đoạn ấy, nếu bố mẹ có điều kiện thì hãy để cho con sống theo đúng những gì con muốn theo đuổi. Giả sử con không nhất thiết phải đi kiếm một công việc có nhiều tiền ngay thì mình mong muốn nói chuyện nhiều với con để con tự khám phá bản thân và tìm ra được công việc mà con yêu thích.
Thảo Griffiths: 5 năm đó tính từ giai đoạn nào?
Đàm Bích Thủy: Người ta thường nói là từ 18 đến 25. Thảo đã đi học ở Mỹ chắc Thảo cũng biết, khi anh chuyển sang học cao học (graduate school) thì cánh cửa của những cơ hội bắt đầu hẹp lại, vì anh đã phải chọn nghề tương đối rõ ràng. Nhưng khi anh đang học đại học (undergraduate school) thì anh có quyền được thử thách, được sống với ước mơ, cũng như thử làm những việc không theo cách nghĩ thông thường của xã hội. Chắc Trang Hạ rất hiểu điều này vì đã trải qua những giai đoạn khám phá bản thân như vậy.
Trang Hạ: Mình có hai đứa con trai và mình đặt ra mục tiêu là trở thành bà mẹ chồng dễ thương nhất trên thế giới này. Cho nên, từ khi các con còn nhỏ, mình cố gắng để các con học cách tự phục vụ, sau đó là làm chung việc nhà. Ví dụ như buổi chiều mẹ hay bố làm bếp mà hai cậu con nếu không phải học thì sẽ rửa rau, sắp chén bát. Với cô con gái lớn 14 tuổi, mỗi khi sai nó chăm sóc em, ví dụ giặt quần áo, lấy nước tắm, pha sữa…thì mình luôn nói với con là sau này các em lớn hơn thì các em sẽ chăm sóc chị. Vì thế, tuy là con gái nhưng nó không bao giờ nghĩ rằng việc của con gái là phải chăm sóc cả gia đình, mà sự chăm sóc ấy sẽ được quan tâm trở lại. Còn bây giờ mới chỉ là sự chăm sóc một chiều, thì con gái được hứa hẹn là có bất kỳ việc gì các em làm được thì các em sẽ chăm sóc trở lại cho chị. Mình cũng cố gắng dạy con đầy đủ các kĩ năng để quản lý gia đình từ chi tiêu cho đến sắp đặt đời sống.
Việt Lâm:Điều Trang Hạ nói làm tôi nhớ đến một bài viết ở đâu đó nói rằng, phụ nữ VN cứ hay kêu ca là đàn ông gia trưởng nhưng chính họ lại nuôi dạy những người con trai của mình trở thành những người đàn ông gia trưởng trong tương lai. Câu hỏi cuối cùng dành cho các vị khách mời là nếu được coi là gương mặt đại diện cho nữ quyền các chị sẽ nói gì với những người phụ nữ?
Thảo Griffiths: Thật ra đối tượng mà Thảo muốn tác động tới là nam giới, chứ không phải là phụ nữ bởi vì chị em chúng ta đã nhận thức rất tốt về quyền của mình. Chỉ có điều xã hội chưa đưa cho chúng ta nên chúng ta phải đấu tranh cho những quyền ấy.
Nếu như được nói chuyện với nam giới về vấn đề này thì chỉ mong các bạn thay đổi nhận thức của mình về nữ giới và nữ quyền không phải là chống lại đàn ông. Nữ quyền là sự bình đẳng giữa nam và nữ. Hãy để tất cả mọi người được sống với những đam mê của mình, để họ được là chính họ. Còn họ có là nam hay là nữ hay là người đồng tính thì đều đáng quý cả.
Trang Hạ: Mình thì chỉ muốn chia sẻ một chút, rằng đối với mình thì ngày 20/10, 8/3 hay sinh nhật vẫn chỉ như mọi ngày khác trong năm. Ngày nào mình cũng cảm thấy tự tại và hi vọng các bạn cảm thấy thoải mái, không phải gò ép ăn mặc hay lời ăn tiếng nói. Lúc đó bạn luôn có một lễ hội trong tâm hồn. Đừng bận tâm nếu người khác dán lên trán bạn cái nhãn nữ quyền hay cổ hủ, hay cái nhãn gì đó lên trán. Bạn hài lòng về bản thân là đủ.
Việt Lâm: Xin cảm ơn các vị khách mời đã có những chia sẻ rất thú vị. Có lẽ nhiều năm sau nữa, chủ đề nữ quyền vẫn sẽ được bàn tới, nhưng có thể dưới lăng kính của thời đại đó. Cảm ơn quý vị độc giả đã gửi câu hỏi tới chương trình!
Không áp đặt công thức dạy con
Việt Lâm: Các chị đã chia sẻ bí kíp huấn luyện chồng là dẫn dắt bằng yêu thương. Vậy đối với việc nuôi dạy con thì sao? Tôi được biết chị Thuỷ có con gái giành được học bổng toàn phần ở trường Yale, một trong những đại học hàng đầu Hoa Kỳ. Chị có thể chia sẻ một chút với độc giả không?
Đàm Bích Thủy: Tôi thấy trong xã hội hiện nay nhiều ông bố bà mẹ đang áp dụng một công thức rất áp đặt – nói theo thuật ngữ tài chính ngân hàng là wholesale. Nghĩa là anh cứ bê nguyên si một công thức mà không hề có một điều chỉnh nào cho những đứa con của mình. Trong khi đó, mỗi đứa trẻ là những cá thể khác biệt, với sự phát triển tâm sinh lý khác nhau, những tò mò, quan tâm trong cuộc sống cũng rất khác nhau. Bởi vậy, chưa chắc công thức thành công của bà mẹ này thì sẽ đúng với các bà mẹ khác.
Ở đây tôi muốn chia sẻ câu chuyện của gia đình mình như thế này. Lúc tôi làm việc bên Singapore thì con gái vẫn ở VN để đi học chỉ vì một lý do là gia đình mong muốn cháu được học trường VN và thông thạo tiếng Việt. Khi tôi quay về VN thì con gái tôi đang học lớp 6. Theo chính sách của tập đoàn, nếu muốn thì tôi có thể cho con vào học trường quốc tế hoặc đi học ở đâu đó theo nguyện vọng của gia đình. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định cho cháu học ở một trường chuyên của VN. Nhiều người quen biết tỏ ra không thể hiểu được quyết định này, bởi vì nhiều bà mẹ chỉ muốn cho con vào trường quốc tế. Thậm chí có người còn tỏ ý chê cười là tại sao có mỗi một đứa con mà lại đầy đoạ nó như thế, bắt cháu học trường VN trong khi cháu đã học bao nhiêu năm ở VN rồi.
Thế nhưng tôi chỉ nghĩ một cách đơn giản, và đấy có lẽ là quan điểm giáo dục của cá nhân tôi: Trước khi anh trở thành một học sinh nói tiếng Anh rất tốt và am hiểu văn hoá phương Tây, anh phải giỏi tiếng Việt và hiểu sâu văn hoá Việt trước đã, bởi vì anh là người VN. Như tôi đã nói trước đây về sự thay đổi nhận thức của tôi khi ra nước ngoài, rằng mình thành công chính nhờ mình là người VN, nên tôi cũng nhấn mạnh điều này với con gái: Nếu con muốn thành công sau này ở nước ngoài thì có lẽ điều mà con cần giữ là một số nét rất đặc trưng của người VN mà mẹ không muốn con quên. Đấy sẽ là cái mà người ta gọi là điểm cạnh tranh mạnh nhất mà con có thể có khi con ra nước ngoài.
Hiện tại cháu đang theo học chuyên ngành lịch sử ở trường Yale. Ngoài chuyên ngành về lịch sử Mỹ, lịch sử châu Âu thì cháu cũng có thể nói với bạn bè về lịch sử của VN rất thành thạo.Trong khi không phải nhiều bạn bè hay giáo sư bên Mỹ có thể biết được lịch sử của VN như là mình có thể chia sẻ. Cho đến bây giờ, tôi nghĩ đó là một quyết định được coi là hài lòng nhất trong quá trình nuôi dạy con.
Còn việc thành công đến đâu thì rất khó nói. Ở VN mình, khi nói về thành công của một đứa trẻ, chúng ta hay dùng mốc cháu đỗ đại học vào được trường top. Riêng tôi rất chia sẻ quan niệm của một anh bạn rằng: cuộc đời này là một cuộc chạy marathon. Cho nên khi chúng ta mới qua các mốc 10km, 15km, 17km thì cũng không nên nói rằng mình đã thành công. Hãy chờ đến khi cuộc marathon đó đến được cái đích độ khoảng 37, 38km khi đó chúng ta nhìn lại mới có thể phán định nó đúng hay không đúng, thành công hay thất bại.
Dạy con dám theo đuổi ước mơ dù ngược dòng
Việt Lâm:Quan niệm của chị Thuỷ rất độc đáo và sâu sắc nhưng tâm lý xã hội vẫn hay đặt ra cái mốc để đo lường thành công theo kiểu như vậy. Không chỉ ở VN đâu mà ngay ở các nước khác, cách đây mấy năm chắc mọi người còn nhớ cuốn sách gây sốt ở Mỹ của một bà mẹ gốc Hoa nói về chuyện dạy con ra sao để vào được các trường Ivy League. Nói tiếp về chuyện dạy con, các chị đều có con gái. Thế thì các chị dạy con mình về nữ quyền như thế nào?
Thảo Griffiths: Thảo là người ủng hộ rất mạnh mẽ cho nữ quyền và tự hào về điều đó. Thế nhưng trong quá trình dạy con, mình nhận ra trong tiềm thức mình vẫn chứa đầy định kiến. Ví dụ khi con trai mình khóc chạy đến hỏi mẹ thì mẹ lại nói rằng: Con à, con trai không khóc đâu. Lúc nói ra câu ấy thì không ý thức, nhưng rồi mới nhận ra rằng: ừ, tại sao lại có định kiến là con trai không nên khóc? Hay là có một lần mình định đi xe máy từ Hà Nội lên Thái Nguyên vào cuối tuần. Mình chỉ hỏi cậu con trai có thích đi với mẹ không mà không hỏi con gái. Đến trước khi đi, con trai lại sợ không đi nữa. Lúc đó, con gái mới bảo: mẹ ơi, hay là cho con đi với. Lúc này, mình mới nhận ra định kiến bên trong mình rằng chỉ có con trai mới được đi xe máy chơi xa. Rõ ràng mình không áp dụng điều đó với bản thân, nhưng lại áp đặt lên con gái. Bởi vậy, việc nuôi dạy con là một quá trình mà chính bố mẹ đều phải thay đổi nhận thức.
Việt Lâm: Chị Thuỷ luôn muốn nữ quyền đi cùng nữ tính thì chị dạy con gái như thế nào?
Đàm Bích Thủy: Tôi luôn dạy con giá trị quan trọng nhất là tính độc lập. Con dám theo đuổi ước mơ của mình, kể cả những ước mơ hơi ngược theo quan điểm xã hội ở VN.
Đơn cử một ví dụ, tất cả mọi người quen mình, câu đầu tiên hỏi về con mình không phải là cháu đang học ngành gì, làm ở đâu mà thường là:
- Chắc là cháu chị học ngân hàng tài chính?
Không ạ, cháu không học ngân hàng tài chính.
- Chắc là mùa hè này khi cháu đi thực tập, chị sẽ xin cho cháu thực tập ở một ngân hàng nào đấy của chị?
Không, mình không bao giờ xin cho con đi thực tâp ngân hàng của mình cả.
- Hồi cháu thực tập ở Bắc Kinh thì chắc chị lại xin cho cháu vào mấy tập đoàn đa quốc gia ở đấy, đúng không? Vì chị có nhiều khách hàng mà?
Không ạ.
-Thế cuối cùng cháu đi làm ở đâu?
Cháu nó tự tìm, tự nộp hồ sơ và đi làm cho một DN nhà nước của Trung Quốc.
-Chết, tại sao chị làm thế? Sao không xin cho cháu đi làm ngân hàng, tài chính?
Thực ra bố mẹ nào mà chẳng muốn tạo mọi thuận lợi cho con. Để duy trì quan điểm giáo dục con độc lập, thú thực tôi cũng phải tự kìm hãm rất nhiều. Nhưng tôi biết rằng mình phải để cho con gái theo đuổi ước mơ và khám phá giá trị riêng của cháu. Tôi có đọc được đâu đó trên facebook rằng mọi đứa trẻ chỉ có khoảng 5-7 năm để có quyền làm những thứ mà Steve Jobs từng nói “Stay hungry; stay foolish”, tức là quyền được khát vọng và dại khờ.
Vậy thì trong giai đoạn ấy, nếu bố mẹ có điều kiện thì hãy để cho con sống theo đúng những gì con muốn theo đuổi. Giả sử con không nhất thiết phải đi kiếm một công việc có nhiều tiền ngay thì mình mong muốn nói chuyện nhiều với con để con tự khám phá bản thân và tìm ra được công việc mà con yêu thích.
Thảo Griffiths: 5 năm đó tính từ giai đoạn nào?
Đàm Bích Thủy: Người ta thường nói là từ 18 đến 25. Thảo đã đi học ở Mỹ chắc Thảo cũng biết, khi anh chuyển sang học cao học (graduate school) thì cánh cửa của những cơ hội bắt đầu hẹp lại, vì anh đã phải chọn nghề tương đối rõ ràng. Nhưng khi anh đang học đại học (undergraduate school) thì anh có quyền được thử thách, được sống với ước mơ, cũng như thử làm những việc không theo cách nghĩ thông thường của xã hội. Chắc Trang Hạ rất hiểu điều này vì đã trải qua những giai đoạn khám phá bản thân như vậy.
Trang Hạ: Mình có hai đứa con trai và mình đặt ra mục tiêu là trở thành bà mẹ chồng dễ thương nhất trên thế giới này. Cho nên, từ khi các con còn nhỏ, mình cố gắng để các con học cách tự phục vụ, sau đó là làm chung việc nhà. Ví dụ như buổi chiều mẹ hay bố làm bếp mà hai cậu con nếu không phải học thì sẽ rửa rau, sắp chén bát. Với cô con gái lớn 14 tuổi, mỗi khi sai nó chăm sóc em, ví dụ giặt quần áo, lấy nước tắm, pha sữa…thì mình luôn nói với con là sau này các em lớn hơn thì các em sẽ chăm sóc chị. Vì thế, tuy là con gái nhưng nó không bao giờ nghĩ rằng việc của con gái là phải chăm sóc cả gia đình, mà sự chăm sóc ấy sẽ được quan tâm trở lại. Còn bây giờ mới chỉ là sự chăm sóc một chiều, thì con gái được hứa hẹn là có bất kỳ việc gì các em làm được thì các em sẽ chăm sóc trở lại cho chị. Mình cũng cố gắng dạy con đầy đủ các kĩ năng để quản lý gia đình từ chi tiêu cho đến sắp đặt đời sống.
Việt Lâm:Điều Trang Hạ nói làm tôi nhớ đến một bài viết ở đâu đó nói rằng, phụ nữ VN cứ hay kêu ca là đàn ông gia trưởng nhưng chính họ lại nuôi dạy những người con trai của mình trở thành những người đàn ông gia trưởng trong tương lai. Câu hỏi cuối cùng dành cho các vị khách mời là nếu được coi là gương mặt đại diện cho nữ quyền các chị sẽ nói gì với những người phụ nữ?
Thảo Griffiths: Thật ra đối tượng mà Thảo muốn tác động tới là nam giới, chứ không phải là phụ nữ bởi vì chị em chúng ta đã nhận thức rất tốt về quyền của mình. Chỉ có điều xã hội chưa đưa cho chúng ta nên chúng ta phải đấu tranh cho những quyền ấy.
Nếu như được nói chuyện với nam giới về vấn đề này thì chỉ mong các bạn thay đổi nhận thức của mình về nữ giới và nữ quyền không phải là chống lại đàn ông. Nữ quyền là sự bình đẳng giữa nam và nữ. Hãy để tất cả mọi người được sống với những đam mê của mình, để họ được là chính họ. Còn họ có là nam hay là nữ hay là người đồng tính thì đều đáng quý cả.
Trang Hạ: Mình thì chỉ muốn chia sẻ một chút, rằng đối với mình thì ngày 20/10, 8/3 hay sinh nhật vẫn chỉ như mọi ngày khác trong năm. Ngày nào mình cũng cảm thấy tự tại và hi vọng các bạn cảm thấy thoải mái, không phải gò ép ăn mặc hay lời ăn tiếng nói. Lúc đó bạn luôn có một lễ hội trong tâm hồn. Đừng bận tâm nếu người khác dán lên trán bạn cái nhãn nữ quyền hay cổ hủ, hay cái nhãn gì đó lên trán. Bạn hài lòng về bản thân là đủ.
Việt Lâm: Xin cảm ơn các vị khách mời đã có những chia sẻ rất thú vị. Có lẽ nhiều năm sau nữa, chủ đề nữ quyền vẫn sẽ được bàn tới, nhưng có thể dưới lăng kính của thời đại đó. Cảm ơn quý vị độc giả đã gửi câu hỏi tới chương trình!