Ý thức cộng đồng- cơ sở đạo lý trong làng xã tạo nên thế ứng xử của người Việt.
Từ nhiều thế kỷ trước Công Nguyên với thời đại Hùng Vương dựng nước và văn hóa Đông Sơn nổi tiếng, người Việt Nam đã tự xây dựng một cuộc sống tinh thần phong phú, một nền tảng đạo lý dồi dào sức sống và bản lĩnh bắt rễ từ trong cộng đồng làng xã.
Nhu cầu “Chung lưng đấu cật” trong làng xóm giúp các thế hệ Việt Nam thể hiện sâu sắc sức mạnh của cộng đồng. Nhờ ý thức được chân lý “ Đông người thì sống, mống người thì chết” Người Việt Nam trong từng làng xã hết đời này sang đời khác đã vượt qua bao khó khăn thử thách từng bước biến đổi thiên nhiên và bảo vệ cộng đồng. Từ đó người Việt chủ động tạo ra sức mạnh
“ Một cây làm chằng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao”Ý thức “ chụm lại”, ý thức “hợp quần” trở thành ý thức thường trực của mỗi thành viên trong làng xã làm cho người Việt thế hệ sau càng thấm thía công ơn dựng làng dựng nước của tổ tiên. Họ đã biết bảo nhau: “Uống nước nhớ nguồn; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, không nghe lời gièm pha, xúc xiểm của kẻ khác nòi khác để rồi “ tan đàn xẻ nghé”... Hãy biết tôn trọng, biết tự hào những điều của chính ông cha ta đã tạo dựng:
“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư,Tiệt nhiên định phận tại thiên thưNhư hà ngịch lỗ lai xâm phạmNhữ đẳng hành khan thủ bại hư” (Lý Thường Kiệt)Truyền thống ứng xử của Người Việt Nam vốn coi trọng tình nghĩa. Tình nghĩa là sự kết hợp hài hòa tình cảm thương yêu (tình) với tinh thần trách nhiệm (nghĩa). Sự bền vững của gia đình truyền thống Việt Nam được duy trì bằng sự hài hòa tình nghĩa.
Người Việt Nam thấu tình đạt lý. Trong các cộng đồng, quan hệ người- người được thiết lập và biểu hiện một cách trực tiếp bằng con đường cảm tính (giác quan) của mỗi thành viên. Tình cảm là thuộc tính ổn định và bền vững của nhân cách, là phương thức chính để đánh giá các tiêu chuẩn
chân- thiện- mỹ trong quan hệ giữa người với người. Cái lý cao nhất là “
Thương người như thể thương thân”, là “
tình làng nghĩa xóm”, là “
người trong một nước phải thương nhau cùng”. Vì thế điều nhân, người nhân chỉ đạt được khi thấu tình đạt lí. Trong quan hệ giữa người với người, dù đó là
tam cương, hay
ngũ thường thì điểm xuất phát và đích đến đều là
tình thương. Và việc đánh giá quan hệ giữa người với người là “
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, “nói đi cũng phải nói lại, tức là “
nói người phải nghĩ đến ta” Nói lý phải nghĩ đến tình và ngược lại.
Việt Nam có truyền thống giữ được cái bản sắc địa và tiếp biến, tích hợp văn hóa ngoại lai để cải biến và phát triển nâng cao văn hóa dân tộc.
Đặc điểm nổi bật của cộng đồng người Việt là tính chất gia tộc, họ hàng, làng xóm, phường hội, đồng môn,... đan xen lẫn nhau, xếp chồng lên nhau, nhưng không phương hại nhau. “
ăn quả nhớ kẻ trồng cây” lòng chung thủy, sống có trước có sau. Giọng nói, tiếng cười, câu ca dao tạo nên sự uyển chuyển trong đối xử đã hình thành văn hóa khoan dung Việt Nam. Trong nếp sống của người Việt, nguyên tắc dung nạp, điều hòa tâm tính của mọi người mặc nhiên trở thành thói quen bình dị phổ biến. Nếp sống dân gian coi cái giản dị là phương thức tồn tại. Vì thế, khoan thứ ở Việt Nam cũng tự nhiên giản dị, không kênh kiệu. Chính điều này tạo nên sự điều hòa và trở thành bản chất của tấm lòng khoan dung.
Thanh Chúc (ST)