Đến Đại hội lần thứ IV (1976), đứng trên sự phát triển con người và xã hội, Đảng ta luận điểm: con người mới, con người làm chủ tập thể. Tháng 12/1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam long trọng được tổ chức tại thủ đô Hà Nội, đây là Đại hội đánh dấu một thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, mở đầu thời kỳ hội nhập, mở cửa với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cũng chính Đại hội này, Đảng ta đã khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người trong toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội. Đến Đại hội VII (1991), Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh mới và chiến lược ổn định, phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Cương lĩnh khẳng định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Do nhân dân lao động làm chủ; Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo nằn lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”(2). Như thế, con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội. Đại hội IX, Đảng ta khẳng định: “Nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển nguồn nhân lực, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ là một trong ba khâu đột phá đưa đất nước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ tổ quốc”(3). Tư tưởng này, một lần nữa được Đảng ta tái khẳng định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2020 và trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ’(4).
Như vậy, lý luận về con người và nguồn lực con người không ngừng được Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung và làm mới trong từng giai đoạn phát triển của đất nước và những bước tiến của lịch sử nhân loại. Nguồn lực con người là điều tất yếu nhất trong nội lực của đất nước. Vai trò của con người, nguồn lực con người được khẳng định là một yếu tố cơ bản của sự phát triển. Trong tổng hợp các nguồn lực như: vốn, tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn lực nước ngoài và nguồn lực con người, các nguồn lực khác chỉ là tiềm năng, vai tò, sức mạnh tác động của chúng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế đến đâu đều phụ thuộc và thông qua hoạt động thực tiễn của con người, bởi con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, biết sáng tạo, có ý tri thức và ý chí, chỉ con người mới có thể gắn kết các nguồn lực khác tạo thành sức mạnh tổng hợp cho một mục tiêu nhất định, các nguồn lực khác là khách thể thực sự của quá trình cải tạo, khai thác và đều phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người. C.Mác đã khảng định: “Tiền tệ chỉ trở thành tư bản thông qua sức lao động của người công nhân và nhờ vậy tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu”(5). Nghĩa là, không chỉ riêng vốn mà tất cả các nguồn lực khác, dù là nôi sinh hay ngoại sinh đều phụ thuộc vào sự tác động, khai thác của con người. Do đó, có thể khẳng định rằng: trong tất cả các nguồn lực thì nguồn lực con người là lâu bền, nhất, quan trọng nhất trong sự phát triển của mỗi quốc gia.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, con người là nguồn năng lực đóng vai trò quyết định, nằm trong tổng thể tất cả các nguồn lực khác và là nguồn lực chiếm giữ vị vị trí hạt nhân, đứng đầu là tiền đề của các nguồn lực hiện có. Nguồn lực con người được thể hiện vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình kinh tế - xã hội. Nói tới nguồn nhân lực là muốn nói tới mặt số lượng và chất lượng của nó. Số lượng nguồn nhân lực con người là năng lực lao động và khả năng cung cấp lực lượng lao động cho các quá trình sản xuất vật chất, sản xuất các giá trị tinh thần phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Số lượng nguồn lực con người đóng vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Nếu số lượng không tương thích với các quá trình phát triển kinh tế - xã hội sẽ trở thành vật cản trong quá trình phát triển của đất nước. Yếu tố quan trọng nhất trong nguồn nhân lực là chất lượng nguồn nhân lực. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là nói đến hàm lượng trí tuệ được mã hóa trong nguồn nhân lực, trong đó: trình độ tay nghề, phẩm chtấ tốt đẹp của người lao động, thể chất cường tráng, tâm hồn trong sáng, nhạy cảm với cái mới, lối sống có văn hóa, tác phong lao động công nghiệp, có ý thức kỷ luật,..ý tố trí tuệ là yếu tố đóng vai trò nhân lõi quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (6).
Nguồn nhân lực là bộ phận chủ yếu của nguồn lao động nằm trong dân cư của một quốc gia. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực chính là hoạt động nhằm tạo ra nguồn lực lao động có trình độ cao, lành nghề, có khả năng áp dụng và vận dụng được những tiến bộ của cuộc cách mạng khao học, kỹ thuật công nghệ hiện đại vào các quá trình lao động sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực luôn gắn bó mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Phát triển nguồn nhân lực chính là giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng. Chất của nguồn nhân lực là tính quy định bên trong, gắn liền với các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế và hệ thống các chính sách xã hội, tiến trình thực hiện dân chủ hóa, môi trường, điều kiện sống,..của mỗi quốc gia. Tất các yếu tố đó đều nằm trong một chỉnh thể, gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau và ảnh hưởng tới nguồn nhân lực.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay là một quá trình lâu dài, nhiều khó khăn thử thách. Trong quá trình này, có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng, tác động cả tích cực và tiêu cực đến phát triển nguồn nội lực của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước, khu vực và quốc tế hiện nay, chúng ta thấy nổi lên một số nhân tố cơ bản sau:
Một là, Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trình độ phát triển kinh tế - xã hội là tấm gương phản chiếu chính xác, trung thực mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là sự phản ánh, tích hợp của mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố tạo nên thuộc tính bên trong quy định chất lượng nguồn nhân lực, phản ánh trình độ văn minh của một quốc gia. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao mọi mặt đời sống dân cư của một quốc gia. Kinh tế tăng trưởng và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khoản ngân sách Nhà nước nói chung và nguồn kinh tế dư thừa trong gia đình nói riêng không ngừng tăng lên, con người có điều kiện để đầu tư, tái tạo lại sức lao động thông qua vai trò giáo dục. Ngược lại, khi giáo dục và đào tạo phát triển, hệ quả tất yếu kéo theo là sự gia tăng hàm lượng trí tuệ được mã hóa nhiều hơn ở người lao động, ở nguồn nhân lực, tức là chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện và nâng cao. Đến lượt mình, nguồn nhân lực có chất lượng trở thành động lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, Giáo dục và đào tạo, Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của liên hợp quốc (UNESCO) đã khẳng định:Giáo dục là của cải nội sinh. Kết quả của giáo dục là nguồn sức mạnh nội lực của chính bản thân mỗi cá nhân nhưng hiệu ứng và tính lan tảo do kết quả ấy mang lại thì lại có tầm vóc toàn xã hội, tạo ra phúc lợi cho toàn xã hội. Điều này, càng có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện hiện nay khi mà khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp, tức là khoa học công nghệ trở thành một nguồn vốn tham gia trực tiếp vào các quá trình sản xuất vật chất và là một trong những thành tố quan trọng làm gia tăng giá trị của sản phẩm, giảm nhẹ sức lao động của con người nhưng mang lại năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, là một trong những nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Trí tuệ và năng lực sáng tạo là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đảm nhận trọng trách lớn lao này chính là giáo dục và đào tạo. Do đó, đầu tư cho giáo dục luôn được Đảng ta coi là “quốc sách hàng đầu” và đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư cho tái sản xuất con người một cách an toàn và mang lại không chỉ hiệu quả kinh tế mà còn cả hiệu ứng lan tỏa, hiệu quả xã hội cao nhất.
Sự phát triển của hệ thống giáo dục ở mỗi quốc gia có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ các quá trình kinh tế - xã hội của chính mỗi quốc gia và ngược lại, sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân ở một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đó diễn ra chậm chạp, kém thích ứng thì chính quốc gia ấy sẽ gặp bất lợi trong quá trình phát triển. Trình độ phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao càng kém hoàn thiện, kém hiệu quả bao nhiêu thì chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo sẽ yếu kém bấy nhiêu. Thực tế, đã chứng minh, các quốc gia công nghiệp phát triển luôn quan tâm thỏa đáng đến công tác giáo dục và đào tạo, ngân sách chi cho đầu tư giáo dục luôn ở mức cao trong tổng chi ngân sách nhà nước nhằm giải phóng tối đa sức sản xuất, nâng cao trình độ dân trí và đội ngũ cán các nhà khoa học tạo động lực cho việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, đưa các phát minh, sáng chế từ ý tưởng trên bàn giấy, trong phòn thí nghiệm đến thực tiễn quá trình lao động sản xuất một cách nhanh nhất.
Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra nguồn nội lực to lớn phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chôt”(7). Nghị quyết TW 8 khóa XI về Đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo, một lần nữa Đảng ta khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.”(8). Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan và “Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo”(9).
Ba là, dân số. Phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nguồn nhân lực nói riêng không tách rời vấn đề dân số mà có liên quan mật thiết với vấn đề này. Dân số là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng lao động của mỗi quốc gia. Số lượng lao động phụ thuộc chặt chẽ vào tốc độ gia tăng dân số, quy mô dân số, chất lượng dân cư,..Song tốc độ và quy mô gia tăng dân số, đặc biệt là tốc độ gia tăng dân số phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế, môi trường sống (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội), trình độ dân trí, khả năng nhận thức của các thành viên trong xã hội, chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách an sinh xã hội, pháp luật, phong tục, tập quán, tâm lý, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là trong lĩnh vực y học,..của mỗi quốc gia. Việt Nam hiện nay đang nằm ở “điểm rơi vàng” của dân số thế giới. Nghĩa là số lượng dân cư trong độ tuổi lao động lớn. Tuy nhiên, cơ cấu tháp nhân lực của chúng ta lại đang mất cân đối và còn rất nhiều vấn đề cần bàn luận. Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động lớn, số lượng nguồn nhân lực đông nhưng chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta còn thấp do chưa được đào tạo bài bản theo một lộ trình hợp lý với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, chúng ta cần có hệ thống các chính sách hợp lý nhằm không ngừng nâng cao thể chất dân cư, nâng cao dân trí và thể lực cho người lao động, phát triển giáo dục và đào tạo. Đồng thời, giảm bớt những bất hợp lý trong quan hệ cung - cầu về nguồn nhân lực.
Bốn là, trình độ khoa học công nghệ. Quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo kiểu rút ngắn như nước ta hiện nay thì điều quan trọng là phải “đi tắt, đón đầu”, tận dụng tối đa những thành tựu mà cuộc cách mạng khoa học, công nghệ mang lại. Để tận dụng triệt để lợi thế, giảm thiểu tối đa những điều bất lợi thì khoa học công nghệ được xem là một giải pháp hữu dụng nhất. Bởi, hiện nay chúng ta không chỉ mở rộng quy mô sản xuất, tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng mà quan trọng và giành lợi thế hiện nay là phải nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Ứng dụng, tích hợp và thích nghi được những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ hiện đại hiện nay vào sản xuất là lời giải thảo toán cho bài toán phát triển của Việt Nam. Nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của nền kinh tế hiện nay là trình độ khoa học công nghệ, trọng tâm là đội ngũ trí thức - lực lượng nòng cốt của nguồn nhân lực chất lượng cao. Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: “Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế”(10). Khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức có tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, làm thay đổi quá trình tổ chức, trình độ chuyên môn và là động lực thúc đẩy người lao động không ngừng học hỏi, tự đào tạo, tự trao dồi kiến thức. Vì vậy, cần đào tạo, bồi dưỡng thu hút các nhân tài nhằm tạo ra một đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa có năng lực khoa học công nghệ giỏi phục vụ sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Năm là, Hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Ngoài các nhân tố nêu trên, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta còn cần đến hệ thống các chính sách vĩ mô của Nhà nước như: Chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách sử dụng, phân bổ và thu hút nhân tài, chính sách văn hóa - xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách tiền lương,..đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển nguồn nhân lực ở nước ta. Chúng ta biết rằng, nếu trình độ y tế cao, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao thể trạng và chất lượng nguồn nhân lực. Không thể có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, tâm hồn trong sáng, tinh thần thoải mái, phát triển hài hòa trên nền tảng một nền y tế yếu kém, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách văn hóa - xã hội, đời sống văn hóa tinh thần không được quan tâm, đầu tư thỏa đáng. Mặt khác, việc sử dụng, phân bổ, trọng dụng và thu hút nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao hợp lý dựa trên cơ sở năng lực là động lực để người lao động phấn đấu, cống hiến và lên trong quá trình lao động. Khi mà cơ hội thăng tiến rộng mở trên tiêu chí phẩm chất đạo đức và tài năng thực sự của bản thân người lao động là nền móng bền vững để người lao động phát huy tối đa sự sáng tạo trong công việc, là bệ phóng để họ khẳng định tài năng và chuyên tâm lao động, sản xuất cống hiến cho xã hội. Bên cạnh đó, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chính sách an sinh xã hội phù hợp sẽ là động lực thôi thúc tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, hay say lao động sản xuất của nguồn nhân lực.
=============================
Danh mục tài liệu tham khảo
1. C.Mác, Bộ tư bản, phần Phê phán khoa kinh tế chính trị, Quyển thứ nhất (Quá trình sản xuất của tư bản), Tập 1. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1973.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011.
5. Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Các Cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
Nguyễn Đức Khiêm - Tổ Lý luận chính trị